Ý nghĩa Các loại hoa tươi khi tặng và số lượng bông, hoa huệ hoa hồng, hoa cúc

21/06/2022 14:59 Chiều (GMT+7)

Huệ hay còn gọi là dạ lai hương (thơm ban đêm) hoặc vũ lai hương (thơm lúc mưa), là một loài hoa đặc biệt, nở về đêm, có khả năng tỏa hương về ban đêm với mùi hương ngào ngạt. Ở Việt Nam, hoa huệ dùng để cắm trong các dịp cúng, lễ, còn gọi là huệ ta, để phân biệt với hoa huệ trong bức tranh nổi tiếng “Thiếu nữ bên hoa huệ” là huệ tây (Lilium longiflorum), hay còn gọi là hoa loa kèn.

 

Huệ có thể là:

* Tên một loài thực vật có hoa: Polianthes tuberosa, thường để cắm trong các dịp cúng, lễ,…;
* Tên một số loài thực vật có hoa khác như huệ tây (còn gọi là loa kèn – Lilium, trong đó có loài huệ tây nổi bật Lilium longiflorum trong bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ”); lan huệ (Hippeastrum); huệ da cam (Clivia miniata)…
* Một khái niệm trong Phật giáo: bát-nhã (có nghĩa là huệ, trí huệ)

Phân loại khoa học

Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng) Monocots
Bộ (ordo): Asparagales
Họ (familia): Agavaceae
Chi (genus): Polianthes
Loài (species): P. tuberosa
Tên hai phần: Polianthes tuberosa
L.

Ý nghĩa của hoa – Biểu trưng

Hoa Huệ – Biểu trưng cho Sự thanh khiết .

Đặc điểm

Hoa huệ thuộc họ Thùa (Agavaceae), hình giáng giống cây tỏi. Hoa huệ có hai giống, huệ đơn còn gọi là huệ xẻ, cây thấp hoa ngắn và thưa. Huệ kép còn gọi là huệ tứ diện, cây cao, hoa dày và bông dài hơn.

Hai giống này có thể phân thành nhiều loại trong đó có huệ trâu cao khoảng 1,5- 1,6 mét bông dài. Huệ ta bông ngắn, thường nở trên cây, có mùi thơm, ngoài ra còn có huệ đỏ.

Hoa huệ có màu trắng, bao hoa hình phễu, hương ngào ngạt, toả hương về ban đêm. Nhiều người cho rằng hương thơm của huệ không tốt cho sức khoẻ nên ít ai cắm huệ trong phòng ngủ.

Cây hoa huệ là cây ưa ánh sáng, cho hoa quanh năm. Tuy nhiên, hoa huệ nở chủ yếu vào mùa hè còn mùa đông cho ít hoa, hoa nhỏ, bông ngắn hơn.

Hoa huệ có cấu tạo cánh khá đặc biệt, khi không khí có độ ẩm cao, những khí khổng (lỗ trao đổi khí) trên cánh hoa tự động mở to để dầu thơm thoát ra ngoài. Ban đêm tuy không có nắng, nhưng độ ẩm không khí lại cao hơn ban ngày, cho nên các khí khổng mở to cho mùi thơm thoát ra (mở túi thơm). Chính vì thế, ban ngày hoa huệ chỉ toả hương thoang thoảng, nhưng ban đêm nó lại thơm ngào ngạt.

Hoa huệ toả mùi thơm theo độ ẩm, vì vậy không chỉ ban đêm, mà vào ban ngày, kể cả khi trời mưa, độ ẩm không khí cao, hoa huệ cũng thơm hơn ngày nắng.

Tập tính nở về đêm của huệ hình thành qua quá trình tiến hóa tiến hoá. Do hoa tỏa ra mùi thơm để thu hút côn trùng đến thụ phấn, duy trì nòi giống, vì vậy hoa thụ phấn nhờ vào các loại côn trùng hoạt động vào ban đêm đặc biệt là hoa huệ thụ phấn nhờ bướm đêm, nên phải nở vào ban đêm để thu hút những loài côn trùng này.

Cây hoa huệ thuộc họ thuỷ tiên, trông từa tựa cây tỏi. Hoa huệ có hai giống, huệ đơn còn gọi là huệ xẻ, cây thấp hoa ngắn và thưa. Huệ kép còn gọi là huệ tứ diện, cây cao, hoa dày và bông dài hơn.

Cây hoa huệ là cây ưa ánh sáng, cho hoa quanh năm. Tuy nhiên, hoa huệ nở chủ yếu vào mùa hè còn mùa đông cho ít hoa, hoa nhỏ, bông ngắn hơn.

Văn hóa

Người ta cho rằng hương thơm của huệ không tốt cho sức khoẻ nên ít ai cắm huệ trong phòng ngủ, nếu có thì ban đêm phải đưa ra ngoài sân. Huệ là thứ hoa được dùng nhiều trong việc cúng, lễ mà ít dùng để tặng nhau. Cắm huệ vào bình nên rửa chân hoa và thay nước hàng ngày để giữ hoa được lâu. Nước cắm hoa nên nhỏ vài giọt thuốc tím hay thuốc đỏ để diệt khuẩn gây thối chân hoa.

Ở Việt Nam, hoa huệ là thứ hoa được dùng nhiều trong việc cúng, lễ mà ít dùng để tặng nhau. Cắm huệ vào bình nên rửa chân hoa và thay nước hàng ngày để giữ hoa được lâu. Nước cắm hoa nên nhỏ vài giọt thuốc tím hay thuốc đỏ để diệt khuẩn gây thối chân hoa.

Hoa Huệ được trồng nhiều tại miền Bắc và một số vùng ở miền Trung. Hoa huệ được tiêu thụ nhiều nhất vào mùa lễ hội, đi chùa sau tết âm lịch ở Việt Nam.

Hiện nay, huệ đang được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, đặc biệt là các vùng trồng hoa lân cận Hà Nội.

Nguồn gốc hương thơm

Những ngày trời mưa, huệ cũng toả mùi thơm ngào ngạt.

Tục ngữ ta có câu “hoa không phơi nắng không thơm”, ấy là vì khi ánh nắng rọi xuống, nhiệt độ tăng lên, làm dầu thơm trong cánh hoa thoát ra nhiều. Nhưng đêm thì làm gì có nắng, vậy mà hoa huệ lại toả mùi thơm hơn cả ban ngày. Tại sao vậy?

So với các loài hoa nở ban ngày, hoa huệ có cấu tạo cánh khá đặc biệt. Mỗi khi không khí có độ ẩm cao, những khí khổng (lỗ trao đổi khí) trên cánh hoa tự động mở to để dầu thơm thoát ra ngoài. Ban đêm tuy không có nắng, nhưng độ ẩm không khí lại cao hơn ban ngày, cho nên các khí khổng mở to cho mùi thơm thoát ra. Vì vậy, tuy ban ngày hoa huệ chỉ toả hương thoang thoảng, nhưng ban đêm nó lại thơm ngào ngạt.

Cũng vì hoa huệ toả mùi thơm theo độ ẩm, nên nếu chú ý bạn sẽ thấy không chỉ ban đêm, mà ngay cả ban ngày, vào những hôm có mưa, độ ẩm không khí cao, hoa huệ cũng thơm hơn ngày nắng. Vì lẽ đó, hoa huệ còn có tên là dạ lai hương (thơm ban đêm) hoặc vũ lai hương (thơm lúc mưa).

Mặt khác, hoa huệ thơm về đêm cũng vì một lẽ rất đơn giản, ấy là đa số các giống huệ đều nở về đêm. Tập tính này của huệ có lẽ đã hình thành qua nhiều thế hệ tiến hoá. Bình thường, hoa tỏa ra mùi thơm để mời côn trùng đến thụ phấn, duy trì nòi giống. Đa số hoa thụ phấn nhờ vào các loại côn trùng hoạt động vào ban ngày, vì vậy chúng nở vào ban ngày để quyến rũ ong bướm. Tuy nhiên, hoa huệ thụ phấn nhờ bướm đêm, nên nó phải chuyển giờ nở sang đêm để chiều lòng “khách” vậy.

Ẩm thực

Hoa Huệ Xào Thịt Bò
Dọn kèm với nước tương và ớt thái lát. Dùng nóng với cơm.

Nguyên Liệu:
– 3 cây hoa huệ.
– 100gr thịt bò mềm.
– 1/2 củ cà rốt, bột năng.
– Gia vị: 3 thìa cà phê bột nêm, 2 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê tỏi.
Thực Hiện:
– Hoa huệ tách từng bông, rửa sạch, chần nước sôi.
– Thịt bò thái miếng vừa ăn, ướp với một thìa cà phê dầu ăn, 1 thìa cà phê bột năng, 1 thìa cà phê bột nêm. Để 10 phút cho thịt ngấm gia vị.
– Phi thơm tỏi, cho thịt bò và cà rốt vào chảo, đảo đều. Nêm gia vị.
– Cho hoa huệ vào đảo nhanh tay , tắt bếp. 

Gíá trị kinh tế – Thương mại

Dùng hoa huệ trong các dịp lễ tết đã là một thói quen tiêu dùng của Việt Nam.. Tuy nhiên, do quá trình độ thị hoá nên diện tích trồng Huệ ở đây đã bị thu hẹp nhanh chóng, trong khi đó nhu cầu về hoa Huệ trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận lại ngày càng gia tăng. Ngoài ra, có thể thấy nhu cầu về hoa Huệ vẫn chưa có dấu hiệu bão hòa vì giá hoa Huệ nhiều năm nay vẫn ở mức cao.

Hiện nhu cầu dùng hoa Huệ vẫn còn rất lớn, nắm bắt được nhu cầu ấy, nhiều nông dân ở các tỉnh lân cận thành phố Hồ Chí Minh đã chuyển sang trồng hoa Huệ để đáp ứng nhu cầu thị trường. Tại Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu nhiều hộ dân đã giàu lên và nổi tiếng nhờ trồng hoa Huệ.

Mặt khác, mặc dù thị trường hoa Việt Nam hiện nay rất đa dạng, phong phú với nhiều giống hoa mới nhưng nhu cầu về hoa Huệ dường như vẫn chưa bão hoà vì giá hoa Huệ nhiều năm nay vẫn luôn ở mức cao, trung bình từ 10 – 15 nghìn một chục, đặc biệt trong các dịp lễ, tết giá hoa có thể tăng gấp rưỡi đến gấp đôi. Mỗi sào Huệ sau khi trừ đi mọi chi phí khoảng 8 triệu đồng, thu tiền lãi từ 9 đến 10 triệu đồng một năm. Nếu thời tiết thuận lợi có thể thu lãi được 15 đến 20 triệu đồng/sào.

Theo kinh nghiệm của nhiều người trồng hoa Huệ, cây hoa Huệ rất kén đất và phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu, đất trồng Huệ phải là đất thấp nhưng không ngập úng, tốt nhất là đất ở gần các sông suối có thể đưa nước lên và thoát nước đi dễ dàng. Cây hoa Huệ cần nhiều nước nhưng lại không ưa thời tiết râm mát, mưa nhiều mà lại thích hợp với trời nắng to khô hanh. 1 năm cây hoa Huệ cho bông trong 7 tháng mùa khô, nếu năm nào trời nắng nhiều thì cây Huệ càng khỏe mạnh và cho nhiều bông, còn năm nào mùa khô có mưa nhiều thì cây sẽ gặp nhiều bệnh tật, cây sinh trưởng kém và cho ít bông.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Hoa Huệ

Mỗi một vùng đất đều có những điểm sinh thái rất đặc biệt, điều đó khiến cho những sản phẩm nông nghiệp có một đặc trưng rất riêng. Ví dụ như về mùi thơm của Hoa Huệ thì không có vùng nào sánh bằng các xã Tân Quý Tây, Bình Chánh, Hưng Long, Tân Túc của huyện Bình Chánh. Sau đây là kỹ thuật trồng Huệ do PV Nguyệt Quế ghi chép lại theo lời kể của những người trồng Huệ lâu năm tại Bình Chánh.

1. Đất trồng:

Ở huyện Bình Chánh Hoa Huệ được trồng vào đầu mùa mưa chủ yếu trên vùng đất sét trắng tại các xã như Tân Quý Tây, Bình Chánh, Hưng Long, Tân Túc… Theo bà con nông dân thì Huệ trồng ở Bình Chánh có mùi thơm hơn khi trồng ở miền Tây (có lẽ do đất có nhiều nguyên tố vi lượng).

Líp trồng tùy nơi: bề ngang mặt líp 2 mét, đáy 2,5 mét, bề ngang mương nước 1,5 mét. Mặt líp phải bằng phẳng để giữ được nước và khi trồng tận dụng được mặt đất trồng. Đất được cuốc, xới thành từng cục khoảng ngón chân cái, ngón tay cái.

2. Giống Huệ:

Theo bà con nông dân có hai loại: Huệ trâu cao khoảng 1,5- 1,6 mét bông dài, Huệ ta bông ngắn, thường nở trên cây, có mùi thơm.

Về chọn và tồn trữ giống: Chọn củ đã trồng từ năm trước, được đào lên tồn trữ vào mùa khô (nếu không đào lên thì vụ tới sẽ cho bông nhỏ), khi lấy giống phải xử lý thuốc trừ rệp sáp ngay ngoài ruộng (khoảng tháng 12 âm lịch cắt lá, rải thuốc bột, tháng 1 âm lịch đào củ cắt bỏ bớt rể và nhúng vào thuốc trừ sâu rầy (Bassa, Mipcin..), tồn trữ bằng cách để dưới bóng râm thoáng mát, chỉ để 1 lớp cho thoáng, củ ít bị hư. Tiêu chuẩn củ trồng được chia làm 3- 4 loại (bằng ngón tay út đến ngón chân cái):

– Nếu củ bằng ngón chân cái xuống giống tháng 4 đến tháng 7 cho bông.

– Nếu củ trung bình xuống giống tháng 4 đến tháng 8 tháng 9 cho bông.

– Nếu củ nhỏ bằng ngón tay út xuống giống tháng 4 đến tháng 11 cho bông.

– Nếu củ nhỏ hơn ngón tay út xuống giống tháng 4 đến tết cho bông.

Tuỳ theo mục đích lấy bông vào ngày rằm 15 hoặc 30 mà tính ngày xuống giống cho phù hợp.

3. Cách trồng và mật độ trồng:

Một công đất (1.000 m2) cần từ 10 đến 15 giạ giống đã được xử lý. Trước khi trồng phải lặt sạch rễ, tàn dư thực vật trên củ, trong vòng một tuần phải trồng ngay để củ khỏi mất sức. Có thể trồng cùng 1 loại củ để thu hoạch cùng lúc hoặc trồng 1 bụi có ba loại củ lớn nhỏ khác nhau để thu hoạch thành từng đợt. Kinh nghiệm trồng 1 loại củ trên líp dễ chăm sóc hơn.

Mật độ trồng: Khoảng cách 20cm x 20cm (cho củ giống nhiều, nhưng khó chăm sóc, dễ bị sâu bệnh) khoảng cách 40cm x 40cm (không cho củ giống nhiều, nhưng dễ chăm sóc).

Đặt củ dưới đất và lấp đất từ 2- 3 cm, nếu đặt củ cạn thì cây mau cho ra bông, đặt củ sâu cho bông chậm nhưng bông tốt hơn. Trồng xong tưới nước sáng chiều. Sau trồng khoảng hai tháng Huệ bắt đầu xây ngù (gù), từ xây ngù đến cắt bông khoảng 1 tháng, tính hết thời gian từ trồng đến thu bông chậm nhất là khoảng 3,5 tháng.

4. Chăm sóc bón phân cho 1.000 m2 (vừa mương vừa líp):

– Lót: Bón 30kg DAP

– Thúc 1: 30 ngày sau trồng bón 30kg DAP và 30kg Urê

– Thúc 2 : 20- 25 ngày sau thúc 1 (gần xây ngù) bón 15kg urê, phun thêm phân KNO3 (Natri Kali)

– Thúc 3: Sau khi thu bông bón thêm 15kg DAP và 15kg Urê.

Trước khi bón phân kết hợp làm cỏ cho Huệ.

Chú ý : Khi bón phân quan trọng nhất là phải nhìn màu sắc lá mà gia giảm phân bón cho phù hợp.

5. Phòng trừ sâu bệnh:

Khoảng 1 tháng sau trồng cây Huệ dễ bị nhện đỏ phá hại lá, từ 3- 4 tháng trở đi dễ bị rệp sáp phá hại các bộ phận của cây, có thể phòng trị bằng các loại thuốc sau : Nissorun, Kelthan 20 EC, Comite, Basudin 10H. Khoảng tháng 9 – 10, mưa dầm Huệ dễ bị bệnh úng lá, thúi củ có thể ngừa bệnh bằng các loại thuốc: Anvil, Topsin, Ridomil, Rovral, Alliette…

6. Thu hoạch:

Thường thu vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, thu lúc trời nắng hoặc để lâu không ngâm nước bông Huệ sẽ bị hở yếm (phải vạt gốc lại và ngâm nước).

Cách thu hoạch bông: lần đầu thu dùng dao sắc cắt xéo bông gần sát củ để nước không đọng trong cọng hoa dễ làm thói củ, lần thứ hai trở đi dùng chân giữ gốc Huệ tay nắm cọng bông Huệ ở phía dưới dặt mạnh ngang mặt đất, bông sẽ rời ngay khớp. Nếu bông ngã bị cong phải buộc lại cho thẳng. Nên ngâm bông vào nước sạch, không nên pha phèn chua vào nước để ngâm bông, bông huệ sẽ bị nhầy gốc làm chóng tàn. Nếu để bông chưng thì cách ngày phải vạt gốc và thay nước thì sẽ chưng được khoảng nửa tháng.

Nhân giống Hoa huệ Hà Lan

Nhiệt độ: Mặc dù cây vùng ôn đới, nhưng cũng chịu được nhiệt độ cao 18 – 34oC.

Ẩm độ : Trong mùa tăng trưởng cần nhiều ẩm ướt và bắt đầu bớt tưới nước khi thấy lá vàng, lúc này củ đã già sắp chuyển qua trổ hoa. Nước có độ pH = 6 – 7.

Sâu rầy : Ít bị sâu rầy phá hại, tuy nhiên đề phòng rệp và nhện trắng đóng ở mặt dưới lá. 

Nhân giống:

Bằng cách tách các chồi non từ củ của cây mẹ. Thận trọng không cho đứt rễ và trồng ra líp sau vụ Tết. Trồng đến năm sau củ có thể to bằng cái chén ăn cơm với đường kính khoảng 10 – 12 cm.

Có thể thụ phấn nhân tạo. Lấy hạt già gieo ươm, thời gian chăm trồng lâu hơn (2, 3 năm) nên chỉ áp dụng khi lai tạo giống mới.

Thúc trổ hoa vào dịp tết âm lịch

Sẽ theo các bước sau đây :

1. Bón thúc phân đầy đủ nhất là phân lân vào mùa xuân và tháng 5, 6, 7, 8 để củ phát triển thật to.

2. Tháng 9, tháng 10 bớt tưới để cho đất hơi khô.

3. Giữa tháng 10, nhổ củ lên và để trong mát khô ráo cho củ và lá héo đi.

4. Vào đầu tháng 11, cắt bỏ rễ và bỏ lá cho đến gần mặt trên của củ. Khi tỉa lá rồi củ có hình chóp nón.

5. Đưa trồng củ đã cắt tỉa rồi vào chậu trong đó đất phân đã được chuẩn bị đầy đủ. Tưới nước đậm.

6. Để chậu vào chỗ khô mát, khi thấy nhú chồi lá hoặc chồi hoa, đưa để ra nắng (khoảng 15 ngày sau khi trồng lại) lúc đầu tươi ít cho đến khi thấy chồi hoa mới tưới trở lại bình thường.

7. Hoa sẽ nở vào dịp Tết nguyên đán.

Ghi chú :

Ở Âu châu, khi thúc ép, thường hay lấy một tờ báo che kín, chồi hoa sẽ mọc và đâm thủng tờ báo. Khi đó bỏ tờ báo đi .

Cách chăm sóc cây huệ đỏ

Muốn cho loại cây này ra hoa đúng Tết, bạn phải bón phân, tưới nước quanh năm, không để cho nó bị khô lá. Đến tháng 10 âm lịch, hãy nhổ cây lên, cắt bỏ hết lá, rễ, đem củ để trên giàn râm mát.

Chừng nào muốn cho củ huệ ra hoa, bạn đem trồng trở lại vào chậu nhỏ, để chỗ râm mát. Đến khi củ nhú mầm thì đem ra ngoài nắng. Nếu mầm nhú lên ngay giữa củ là mầm lá, nhú ở bên cạnh và hơi mập là mầm hoa

Nên để ý kỹ củ huệ. Có hai trường hợp: 

Nếu củ đã già, lá trụi hết, thì trong ruột đã có mầm non của hoa. Bạn phải trồng củ huệ trong chậu trước Tết một tháng. Muốn cho vòi hoa mập và ngắn, phải để ngoài nắng, muốn cho vòi hoa huệ gầy và cao thì nên để nơi râm mát.

Nếu khi nhổ lên, thấy cây huệ còn non, lá đọt nhỏ và xanh thì phải trồng lại vào chậu trước một tháng rưỡi. Như vậy Tết mới có hoa.

Mỗi lần củ huệ ra hoa có hai đợt. Đợt 1 tàn, chừng 15-20 ngày sau, bên đối diện của vòi hoa cũ sẽ ra thêm một vòi. Khi hoa đợt 2 tàn, bạn phải đem củ trồng xuống đất để dành cho năm sau.

Lời bình Phạm Ngọc Thái        
   
                        HOA HUỆ  
                                          
                    Hoa huệ trắng và bức tường cũng trắng 
                    Sao bóng hoa trên tường lại đen? 
  
                    Em đừng nhìn đi đâu thế em 
                    Anh không biết vì sao, ai có lỗi… 
                    Nhưng mãi mãi vẫn còn câu hỏi 
                    Sao bóng hoa trên tường lại đen? 
  
                                   Bế Kiến Quốc 
                                    (1949 – 2002)
  
       Bài thơ đưa ta đến một cảm giác với bao mâu thuẫn của tình yêu: 
                  Hoa huệ trắng và bức tường cũng trắng 
                  Sao bóng hoa trên tường lại đen? 
      Màu hoa huệ trắng đặt trước một bức tường cũng trắng như sự trắng trinh thơm ngát ở người con gái, mơ mộng và nên thơ. Nhưng:
                    Sao bóng hoa trên tường lại đen? 
      Đó lại là hai mặt mang đầy kịch tính. Tôi nói “kịch tính” ở đây, bởi vì: Bông hoa nào dù trắng trong và hương ngát bao nhiêu chăng nữa, nhưng khi bóng của nó hắt lên tường thì đều thành màu đen cả (nghĩa đen)!…Ý là tình yêu đã mang đến cho ta niềm vui sướng, hạnh phúc vô biên – Ngược lại, tan vỡ cũng gây không ít những đau đớn và thất vọng. Cái mâu thuẫn ấy có mấy đôi trai gái không thường vấp phải? Nhà thơ Bế Kiến Quốc đã sử dụng hình tượng bóng đen đó (nhưng theo nghĩa bóng), để nói lên nỗi lòng mình đang tan nát. 
      Henrich  Haine một nhà thơ lớn nước Đức (1797-1856), trong bài thơ “Những hoa hồng tím nhạt” đã viết:
                    Em có hiểu vì đâu? 
                    Những hoa tím im lặng 
                    Trêncánh đồng xanh mầu?
     Tình cảm đồng điệu từ những bông hoa tím được nhà thơ sử dụng chỉ cốt  bộc lộ nỗi đau thầm nén của lòng người con trai trên cánh đồng xanh mướt, tha thiết tình yêu  kia! Ông viết tiếp: 
                    Vì sao trên không trung 
                     Chim sơn ca than khóc? 
                     Vì sao đoá hoa thơm 
                     Tỏa một mùi chết chóc? 
     Hình ảnh bông hoa được sử dụng thêm một lần nữa nhưng ở mức độ cao hơn, khốc liệt hơn –  Rằng, một đóa hoa thơm cũng mang nỗi khổ hạnh khi trái tim tình yêu người bị đớn đau. Như lời của Nguyễn Du:
                    Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ? 
      Việc sử dụng hình ảnh bông hoa để  nói về tình yêu của nhà thơ Bế Kiến Quốc và Henrich Haine khác nhau là ở chỗ: Hình ảnh của nhà thơ Đức thông qua trạng thái ở bông hoa mà biểu đạt  nỗi xót xa về tình cảm , hay sự quặn thắt trong lòng người – Nhưng bông hoa trong bài thơ “Hoa huệ” thì lại được xây dựng hẳn thành một biểu tượng cho tình yêu!
      Anh viết bài thơ này từ năm 1969, khi còn là một sinh viên trường Đại học Tổng hợp. Nghe nói những năm tháng ấy các sinh viên của trường anh thường lập ra những nhóm thơ, tìm tòi nhiều, cả thơ trong nước và thơ thế giới. Bài thơ đã ảnh hưởng trường phái thơ tượng trưng của văn học châu Âu. Tuy nhiên, đó là sự ảnh hưởng về phương pháp sử dụng hình tượng nghệ thuật thể hiện, tư duy thơ vẫn bắt nguồn từ tình cảm bản thân trong đời sống tình yêu lứa đôi, dồn nén của trái tim mà ra. Cho nên  bài thơ tuy viết theo dạng biểu tượng xúc tích nhưng tình cảm vẫn  tha thiết, đằm thắm:
                Em đừng nhìn đi đâu thế em 
                Anh không biết vì sao, ai có lỗi… 
      Sau hai câu đầu đưa ra sự đối ngược giữa hình ảnh bông hoa trắng với cái bóng trên tường lại đen, tác giả bắt ngay vào diễn tả trạng thái riêng tư – Đó là sự trách cứ người yêu hờ hững chăng? Anh tiếc nuối hay anh phân bua về sự tan vỡ ấy?Câu thơ: 
                Anh không biết vì sao, ai có lỗi?
    Ta thấy lòng nhà thơ vẫn còn rất  tha thiết với người con gái năm xưa, dù mối tình đã tan có thể không bao giờ còn hàn gắn lại được. Tuy có đôi chút yếu lòng nhưng thơ không rơi vào bi lụy. Có vẻ trách đấy mà đâu có trách, cảm hóa ta về một mối tình đẹp và trong sáng. 
      Tất cả chỉ có sáu câu . Hai câu kết tác giả trở lại với hình ảnh của bông hoa và cái bóng đen trên tường,  khóa bài thơ lại: 
                Nhưng mãi mãi vẫn còn câu hỏi 
                Sao bóng hoa trên tường lại đen? 
      Cái bóng đen của bông hoa in trên nền tường trắng là một bóng… buồn! Câu hỏi: 
               Sao bóng hoa trên tường lại đen? 
       mãi mãi còn day dứt, trăn trở trong trái tim người con trai! Nhìn “bóng hoa đen”… lòng anh lại càng xa xót về một kỷ niệm đã xa xưa. Sự đối ngược giữa  hình ảnh bông hoa trắng và bóng đen tự thân đã mang theo một  quan điểm triết lý về sự hợp tan, lành dữ trong trời đất. Đó cũng chính là ý nghĩa  tự nhiên của tình yêu và cuộc sống, vừa hạnh phúc mà lại vừa đau khổ! 
      Nhà thơ Bế Kiến Quốc đã tạo nên bức tranh “Hoa huệ” không kém phần độc đáo

Xem thêm 101 ý nghĩa các loài hoa khác tại đây

đặt hàng nhanh
Chỉ vài click đã đặt hàng xong Không cần đăng ký, đăng nhập

QUYỀN LỢI KHÁCH HÀNG

- Thông tin của quý khách được bảo mật an toàn khi đặt hàng trên điện hoa 360.

- Giảm giá khi đặt hàng cho khách hàng cũ.

- Cam kết vận chuyển đúng thời gian theo đơn đặt hàng.

- Đơn hàng của quý khách có thể thay đổi, trả lại theo quy đinh.

- Thanh toán đơn hàng với nhiều phương thức khác nhau.